NỘI DUNG KIẾN THỨC:

Hiển thị các bài đăng có nhãn SẢN PHẨM KEO DỰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SẢN PHẨM KEO DỰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

SỰ KHÁC NHAU GIỮA KEO DỰNG (INTERLINING) VÀ VẢI LÓT

Nhiều người vẩn còn nhầm lẫn về sự khác nhau giữa keo dựng (interlining) và vải lót (lining). Họ nghĩ rằng chúng là một. Cả hai đều sử dụng ở bên trong quần áo, nhưng chúng có chức năng khác nhau.

-  Vải lót (lining):

Vải lót là loại phụ liệu dùng để phủ bên trong áo quần, và bạn có thể nhìn thấy chúng. Chúng thường được sử dụng trong quần áo vải dệt thoi như vest, áo khoác, áo choàng, … Vải lót có thể được chia ra làm các loại TC, Silver, Filament. Vải lót có một số chức năng như sau:
1.  Giúp cho người mặc cảm thấy dễ chịu hơn. Nó có thể giúp giảm ma sát giữa lớp vải quần áo và cơ thể.
2.  Giúp cho quần áo dày hơn và ấm hơn.
3. Giúp cho quần áo mượt và tăng độ bền của chúng.
4. Giúp cho việc thay quần áo trở nên dễ dàng hơn.

-  Keo dựng (interlining):

Keo dựng (interlining) thường được mọi người gọi là mex (interfacing). Trong thưc tế, keo dựng là mex, chúng là cùng một sản phẩm.
Keo dựng là một loại phụ liệu quần áo, nó được sử dụng ở giữa 2 lớp vải của quần áo. Thông thường, bạn không thể nhìn thấy nó. Nếu chúng ta gọi lớp vải là cơ bắp của quần áo thì keo dựng chính là khung xương. Keo dựng có thể được chia làm 2 loại, loại có keo và loại không keo.
Keo dựng khác với vải lót vì nó sử dụng ở  các vùng và chức năng như sau:

1. Vải lót nằm ngoài lớp vải chính của quần áo còn keo dựng được chèn ở bên trong, giữa lớp vải chính và vải lót.

2. Vải lót là một loại phụ liệu của quần áo, và chức năng của nó là giúp cho quần áo dày hơn và ấm hơn, và giảm ma sát giữa lớp vải với cơ thể. Thường thì lớp vải chính là polyester và vải dệt thoi. Còn keo dựng là một phần của quần áo, và chức năng của nó là giữ độ cứng cáp của quần áo.


Bạn đang cần tư vấn hoặc các sản phẩm Interlining chất lượng? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận ngay những giải pháp tốt nhất!






Read More

DỰNG THÊU LÀ GÌ ?

Dựng thêu là một trong những loại dựng không dệt phổ biến nhất trên thị trường, và nhiều nhà máy sử dụng nó cho các sản phẩm quần áo của họ. Dựng thêu là loại được dùng tại các vùng cần tạo hình của quần áo. Chúng thường được sử dụng cho các loại quần áo có chi tiết thêu và quần áo dệt kim và được chia làm 3 loại: dựng xé không keo, dựng có keo và dựng tan.

1. Dựng xé không keo

Đây là một loại dựng mà bạn có thể xé khỏi các logo hoặc hình thêu sau khi thêu xong.
Nó là loại dựng giá thấp, và phù hợp cho các loại quần áo giá thấp. Thông thường, để giảm giá thành, nhà phân phối sẽ sử dụng loại dựng này.
Nhược điểm của loại dựng này là phải xé bằng tay. Nếu bạn không chú ý, bạn sẽ làm cho các hình thêu bị hỏng, làm ảnh hưởng đến thẩm mĩ của quần áo

2. Dựng giấy có keo

Loại này là loại mà bạn cần phải áp dụng nhiệt độ và áp lực cao để làm dính vào vào vải. Loại này được sử dụng cho các loại quần áo đặc thù.
Sử dụng loại dựng này, các hình thêu sẽ trông đẹp và cứng cáp hơn. Bởi vì khi bạn thêu, mặt sau sẽ được cố định. Nhược điểm của nó là: bạn phải sử dụng cho loại quần áo đặc thù. Bởi vì nếu bạn thiết kế không tốt, và làm cho hình thêu loang ra, nó sẽ không đẹp.

3. Dựng tan

Đây là loại dựng mà bạn sẽ không nhìn thấy bất kì dấu vết nào sau khi giặt bằng nước lạnh, nước ấm hoặc nước nóng sau khi thêu.
Nó thường được sử dụng cho quần áo chất lượng cao và các sản phẩm thêu. Sản phẩm phổ biến là hình thêu tay hoặc thêu vải. Có các mức nhiệt độ khác nhau cho loại dựng này, 40-50 độ và 60-90 độ. Nhiệt độ càng thấp giá càng cao.
Quá trình để keo tan ra là khoảng vài phút giặt trong nước lạnh, nước ấm hoặc nước nóng sau khi thêu. Nếu bạn làm như vậy, bạn sẽ không thấy bất kì dấu vết nào sau khi tất cả phần dựng tan hết. Ưu điểm của loại này là giúp cho hình thêu cứng cáp,, không có dấu vết sau khi giặt, và nó giữ nguyên thiết kế của quần áo. Nhược điểm: giá cao.


Bạn đang cần tư vấn hoặc các sản phẩm Interlining chất lượng? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận ngay những giải pháp tốt nhất!





Read More

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

TỔNG QUAN VỀ CÁC SẢN PHẨM KEO DỰNG (INTERLINING) TRÊN THỊ TRƯỜNG

Là một nhà sản xuất trong lĩnh vực may mặc, có hiểu biết về tính chất, đặc trưng của các sản phẩm keo dựng sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc lựa chọn chính xác loại interlining để áp dụng cho sản phẩm may mặc mà mình đang sản xuất.

  • Dựa theo LỚP KEO ta có thể chia làm 2 loại chính sau:

1. Loại có keo (Fusible Interlining)

Nghĩa là sử dụng một lớp keo phủ lên trên bề mặt interlining. Đây là loại keo dựng được sử dụng phổ biến nhất, bởi vì chúng dễ sử dụng, đặc biệt là cho các nhà sản xuất mới. Chúng được dùng để làm lỗ nút, viền khóa quần, viền túi hoặc cổ áo sơ mi, ... Tuy nhiên, khi bạn sử dụng loại có keo, cần phải có một số lưu ý như sau:
+ Sản phẩm quá thô sau khi được ép với keo. Vì vậy cần phải ép thử trước khi sản xuất.
+ Khi được sử cho các loại vải quá nhiều lông, keo sẽ không bám chắc vào sớ vải.
+ Thường không tốt cho một số loại vải, vì vậy cần phải áp dụng cho đúng loại.
Bề mặt của lớp vải phải phẳng khi ép, nếu có bất cứ nếp gấp hay nếp nhăn, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả độ bám dính.

2. Loại không có keo (Dựng - Nonfusible Interlining)

Dựng nghĩa là interlining không có phủ keo, chúng trông giống như giấy. Dưới nhiệt độ và áp lực cao sẽ giúp chúng dính lên vải. Chúng thì mềm hơn và giữ form tốt hơn loại có keo, có tính chất như sau:
+ Hand feel mềm hơn.
+ Giá thấp, vì vậy chất lượng sẽ không tốt.


  • Dựa theo LỚP VẢI NỀN có thể chia làm 2 loại:

1. Keo vải

Loại keo này giống với vải dệt, có vân dọc và vân ngang. Bề mặt vải có keo được phủ lên một hoặc cả 2 phía điều này cho phép chúng trực tiếp bám vào vải của sản phẩm may mặc. Mặt có keo có thể bóng hoặc nhám. Khi bạn cắt keo vải, phải cắt sao cho tương ứng với đường vân của lớp vải được ép nhằm để cho 2 lớp keo và vải có thể tương thích với nhau. Vì sự cần thiết của yếu tố này, việc sử dụng keo vải sẽ không kinh tế bằng keo vải không dệt (có thể cắt theo mọi hướng). Có một số hạn chế sau:
+ Yêu cầu ép ở nhiệt độ cao
+ Sự thận trọng là cần thiết trong suốt quá trình ép.


2. Keo vải không dệt (keo giấy)

Loại keo này giống như giấy, chúng được chế tạo bằng cách bên các màng sơ với nhau, vì vậy chúng không có lớp vải nền. Bạn có thể cắt theo mọi hướng, vì vậy chúng thì thường dễ sử dụng, và phù hợp với để sử dụng nhất, nhưng chúng cũng có một số hạn chế sau:
+ Chất lượng không được tốt lắm.
+ Chỉ dành cho sản phảm có yêu cầu thấp.
+ Tốn thời gian sản xuất.
+ Chi phí nhân công cao.


  • Dựa theo ỨNG DỤNG của keo dựng có thể chia thành các loại sau:

1. Keo giấy (Non-Woven fusible)

Có lớp nền làm từ vải không dệt, có thành phần từ 100% polyester hoặc 50% polyester + 50% nylon. Thường được phủ 2 loại hạt PA và PES. Có phạm vi sử dụng rộng rãi, có thể dùng cho hầu như tất cả các sản phẩm may mặc nên được áp dụng rất phổ biến hiện nay.

2. Keo vải (Woven fusible)

Có lớp nền làm từ vải dệt kim hoặc vải dệt thoi, thường có thành phần là 100% polyester và phủ hạt PA. Tùy theo chức năng có thể chia làm các loại sau:
+ Mùng gân (Wrap knit)
+ Mùng co dãn 4 chiều (Tricot knit)
+ Broken till
+ 30D, 50D
Ngoài ra, còn rất nhiều loại khác tùy theo yêu cầu của khách hàng.

3. Keo áo sơ mi (Topfuse)

Có bề mặt vải dày và thô hơn, thường có thành phần TC 80//20 (80% polyester, 20% cotton) hoặc 100% cotton. Có thể giữ form và có độ bung tốt, giúp cho chi tiết quần áo không bị nhăn nên thường dùng cho cổ áo, nẹp áo. cổ tay áo sơ mi. Đôi khi loại này cũng có thể dùng được cho đai quần. Thường được phủ bằng loại hạt HDPE (High density polyethylene) nên yêu cầu phải ép dưới nhiệt độ cao.

4. Dựng suit (Canvas)

Có bề mặt cứng, thành phần rất đa dạng tùy theo chức năng sử dụng. Loại này được sử dụng để tạo form áo vest nên thường rất dày và có trọng lượng cao.

5. Đệm ngực/ đệm vai/ nỉ cổ (Needle punch/ Shoulder pad/ under collar felt)

Có bề mặt cấu trúc từ vải không dệt (bằng hìnhhức xăm kim), có bề mặt mềm và giữ form tốt nên thường được dùng để đệm ở một số chi tiết của áo vest hoặc áo khoác.

6. Vải lót (Lining, pocketing)

Loại này thường được làm từ vải dệt thoi, có thành phần TC 80/20 hoặc 100% polyester, 100% cotton. Tùy theo chức năng có thể dùng làm lót túi , lót thân,...

7. Dựng thêu (Embroidery)

Thường có cấu trúc không dệt và không có keo. Đa số dùng để giữ form làm hàng thêu, tùy theo chức năng gồm có các loại: dựng thường, dựng dai, dựng tan trong nước, nhiệt và dựng xé.

Trên đây, là một số thông tin, tính chất cơ bản về các sản phẩm keo dựng trên thị trường hiện nay. Hiểu được những điều này có thể giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong việc chọn keo dựng. Ngoài ra, việc lựa chọn đúng nhà cung cấp cũng là một yếu tố rất quan trọng.

Bạn đang cần tư vấn hoặc các sản phẩm Interlining chất lượng? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận ngay những giải pháp tốt nhất!





                         

Read More

LIÊN HỆ


Chuyên cung cấp các sản phẩm Keo/Mex dựng, Vải lót với chất lượng hàng đầu thị trường, cũng như tư vấn kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến Interlining cho các nhà sản xuất may mặc.

Liên hệ Zalo: 0982.208.875 (gặp Tân)

Theo dõi để liên tục cập nhật thông tin

ONLINE