Có hai trường hợp thấm keo trong quá trình ép:
1. Keo bị thấm qua mặt lớp vải nền sau khi ép với nhiệt độ và áp lực cao (strike back):
- Nguyên nhân:
+ Công nghệ phủ keo thấp, tỉ lệ giữa trọng lượng lớp vải nền
và lớp keo không hợp lí.
+ Để tiết kiệm chi phí và thu về nhiều lợi nhuận, các nhà
phân phối keo dựng không quan tâm đến hiệu quả sử dụng của các công ty và nhà máy
sản xuất may mặc. Vì vậy, các nhà phân phối đó không yêu cầu nhà máy sản xuất
loại keo phù hợp cho các nhà máy may mặc. Mặc dù tiết kiệm được chi phí nhưng
điều này sẽ gây ra tổn thất cho các nhà sản xuất may mặc.
- Hậu quả:
+ Hiện tượng này sẽ dẫn đến việc lớp keo bị dính lên băng chuyền
khi đi qua máy ép. Kết quả là keo dựng sẽ bị dính lại trên băng chuyền và nó rất
khó để lấy ra. Nếu bị ép dưới nhiệt độ và lực ép quá cao, nó sẽ trực tiếp phá hủy
lớp vải nền.
+ Việc keo dựng bị dính vào băng chuyền sẽ gây thất thoát
nguyên phụ liệu.
+ Hiện tượng này thực ra không ảnh hưởng đến lớp vải quần áo
nhưng nó sẽ gây ra một số vấn đề cho máy ép.
- Cách khắc phục:
+ Sử dụng dầu silicon để làm sạch. Khi nhiệt độ của máy ép
tăng lên, sử dụng một tấm vải cotton có dầu silicon để lau băng chuyền.
+ Sử dụng loại interlining có hạt keo chất lượng cao.
2. Keo thấm qua bề mặt vải chính (strike through)
- Nguyên nhân: Do bề mặt của lớp vải bị bám bẩn hoặc do việc
sử dụng loại keo dựng có hạt keo quá to cho quần áo có vải quá mỏng.
- Khắc phục:
+ Nếu như keo bị thấm quá nhiều, tốt nhất là nên thay loại
keo dựng khác.
+ Nếu như số lượng hạt keo thấm qua vải ít, có thể sử dụng giấy kraft, sử dụng mặt nhám áp lên bề mặt vải chính trước
khi đưa qua máy ép. Các hạt keo thấm qua vải sẽ bám lên bề mặt của lớp giấy
này.
Bạn đang cần tư vấn hoặc các sản phẩm Interlining chất lượng? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận ngay những giải pháp tốt nhất!